So sánh thớt gỗ Teak và gỗ nghiến, các loại gỗ khác có những đặc điểm gì đáng để làm thớt. Khi lựa chọn thớt để sử dụng trong căn bếp của mình, liệu bạn có phân vân chọn lựa chất liệu của thớt là gì, nên lựa chọn loại gỗ gì làm thớt thì tốt, ưu điểm – nhược điểm của các loại thớt này như thế nào?
Các loại gỗ thường hay được dùng để làm thớt
Gỗ xà cừ:
Gỗ xà cừ là loại gỗ rẻ nhất trong những loại gỗ sẽ được đề cập trong bài viết này. Gỗ xà cừ thường có màu nâu đỏ, sáng và đẹp. Người ta thường sử dụng gỗ xà cừ để làm các đồ nội thất như giường, tủ, kệ… Gỗ xà cừ cũng được dùng để làm thớt vì độ bền khá tốt và chống mối mọt.
Tuy nhiên, để sử dụng thớt xà cừ được bền, người nấu bếp cần thường xuyên vệ sinh, lau rửa thớt sạch sẽ, tránh ngâm nước. Sử dụng thớt xà cừ lâu ngày có thể sinh ẩm mốc, thớt xà cừ cần được bảo quản vệ sinh đúng cách để bảo vệ sức khỏe người sử dụng đồ ăn.
Gỗ Teak
Gỗ Teak (gỗ Tếch) hay gỗ Giá Tỵ là tên của 1 loại gỗ được tìm thấy chủ yếu ở các nước nhiệt đới như ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Phi. Gỗ Teak có tính chịu lực tốt, chịu được nước biển nên thường được dùng để đóng tàu, gỗ Teak cũng chịu mốc ẩm, không bị cong vênh, thớ gỗ to nhưng lại mịn, không sợ bị mối mọt, nấm mốc phá hoại nên thường được dùng làm các loại đồ nột thất, ghế, tủ, thớt…
Thớt gỗ Teak bền và cứng, không bị nứt nẻ hay cong vênh, lại có tính chống mối mọt nấm mốc tốt vả lại rất dễ vệ sinh. Tuy nhiên thớt gỗ Teak lại có tính hút nước, bạn không nên ngâm nước loại thớt gỗ này.
Gỗ nghiến
Nghiến là loại gỗ có tính cơ học cao, rất cứng và bền, cho dù có chôn dưới đất bao lâu cũng không sợ mối mọt. Gỗ nghiến có màu nâu sẫm, đều màu, vân gỗ rất mờ. Mưa gió nắng nôi cũng chỉ có thể làm bạc đi lớp bên ngoài của gỗ. Vì tính chất này, người dân tộc vùng cao phía Bắc nước ta vẫn thường dùng gỗ nghiên làm cột nhà, sàn nhà…. Khi đi lên không bao giờ có tiếng cót két. Cũng vì những đặc tính cứng cáp đến thế mà gỗ nghiến được sử dụng làm thớt.
Thớt gỗ nghiến cực kì được ưa chuộng trên thị trường, tuy nhiên chúng lại có giá khá cao. Bởi lẽ cây nghiến là loại cây quý hiếm, thuộc dạng sắp nguy cấp theo Sách Đỏ. Thớt gỗ nghiến cứng, bền, không sợ mối mọt gì nhưng có một nhược điểm là nếu chịu tác động của độ ẩm và nước lâu ngày có thể bị nứt dăm hoặc nứt xé.
So sánh thớt gỗ Teak và gỗ nghiến, gỗ xà cừ
- Nếu nhu cầu của bạn thấp, bạn chỉ cần một chiếc thớt có giá cả phải chăng, độ bền tương đối, bạn có thể lựa chọn thớt gỗ xà cừ.
- Nếu bạn cần một loại thớt bền, màu sắc đẹp mắt, chịu được ẩm mốc, dễ vệ sinh, thớt gỗ Teak là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
- Nếu bạn sẵn sàng chi trả cao hơn, bạn cần một loại thớt cực bền cực cứng, thớt gỗ nghiến chắc chắn không làm bạn thất vọng.
Tuy nhiên, dù lựa chọn loại thớt làm bằng chất liệu gì thì bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ khi mới mua về và trong quá trình sử dụng.
Thớt gỗ Teak mới mua về nên làm gì?
Khi mới mua thớt về, bạn nên làm những việc sau để đảm bảo độ bền cho thớt
- Rửa qua với nước ấm và một chút xà phòng để loại bỏ bụi bẩn trong quá trình sản xuất hoặc vận chuyển
- Lau qua và phơi khô
- Sử dụng đúng cách: Tránh chặt quá mạnh hoặc để thớt tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng.
- Bảo quản: Sử dụng xong nên rửa sạch và phơi khô thớt ngay, tránh ngâm trong chậu rửa quá lâu. Để thớt ở nơi khô ráo.
Mẹo vệ sinh thớt gỗ Teak
- Dùng chanh, giấm: Vắt một ít chanh và muối hoặc đổ giấm ăn, giấm gạo lên bề mặt thớt. Sau đó chà xát nhẹ để loại bỏ vết bẩn và vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch
- Dùng dầu rửa bát: Dùng dầu rửa bát hoặc xà phòng rửa với nước nóng để vệ sinh thớt. Sau khi rửa sạch nhớ lau khô
- Không làm sạch thớt bằng máy rửa bát vì thớt sẽ ở trong môi trường ẩm mốc quá lâu
- Không ngâm thớt trong nước
- Sử dụng dầu ăn để lau quanh bề mặt thớt giúp thớt liền các vết chặt và giữ màu tươi tắn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được loại thớt ưng ý để nấu cho gia đình những bữa cơm trọn vẹn!